Sôi nổi Tháng Thanh niên 2024 tại Bình Thuận
Theo TechRadar, một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng vừa được phát hiện trong ứng dụng gián điệp Spyzie, đe dọa dữ liệu cá nhân của hàng trăm nghìn người dùng Android và hàng nghìn người dùng iPhone, iPad. Theo các nhà nghiên cứu an ninh mạng, ứng dụng này đã làm rò rỉ hàng loạt thông tin nhạy cảm như địa chỉ email, tin nhắn văn bản, nhật ký cuộc gọi, hình ảnh và nhiều dữ liệu khác.Spyzie thuộc loại phần mềm gián điệp thường được gọi là 'spouseware' - các ứng dụng được cài đặt lén lút trên thiết bị của người khác, thường là bạn đời, con cái hoặc người thân. Mặc dù được quảng cáo là ứng dụng giám sát hợp pháp, nhưng chúng hoạt động trong vùng xám của pháp luật và bị cấm trên các cửa hàng ứng dụng chính thống như App Store và Play Store. Đây không phải là lần đầu tiên các ứng dụng loại này bị phát hiện rò rỉ dữ liệu. Trước đó, các ứng dụng Cocospy và Spyic cũng đã bị phanh phui với những lỗ hổng tương tự. Theo nhà nghiên cứu, có tới 1,81 triệu địa chỉ email của người dùng Cocospy và 880.000 địa chỉ của người dùng Spyic đã bị lộ. Đối với Spyzie, con số này là hơn 510.000 địa chỉ email người dùng Android và dữ liệu nhạy cảm của ít nhất 4.900 người dùng iOS.Các chuyên gia cảnh báo những lỗ hổng này rất dễ bị khai thác và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người dùng. Họ khuyến cáo người dùng nên kiểm tra kỹ lưỡng thiết bị của mình để phát hiện và gỡ bỏ các ứng dụng đáng ngờ.Hiện tại, các nhà điều hành của Spyzie vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản hồi nào về vụ việc này.Cuba hoãn tăng giá nhiên liệu 500% do sự cố 'an ninh mạng'
Ông Quang cho rằng khách hàng khi sử dụng các dịch vụ hoặc muốn mua hàng, thường có tâm lý mong chi trả khoản tiền vừa phải. "Đối với những cửa hàng kinh doanh thời trang, nha khoa, làm đẹp… nên lưu ý vấn đề này. Tăng chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. Thay đổi giá cả phù hợp, phải chăng. Dịch vụ chăm sóc khách hàng thật tốt. Có nhiều ưu đãi hơn… Và đừng quên tận dụng mạng xã hội để khuếch trương sản phẩm. Khi đó, việc kinh doanh sẽ thuận lợi hơn và có nhiều cơ hội để thành công", ông Quang cho hay.
Những tấm lòng vàng 1.12.2023
Để Ngày của mẹ thêm phần ý nghĩa, tại DOJI Smart Hà Nội, nhằm gia tăng sự gắn kết và tạo nên những kỷ niệm hạnh phúc giữa mẹ và con cái bằng những trải nghiệm độc đáo trong ngày 12.5, khách hàng có thể tham gia chuỗi sự kiện: làm hoa khô, thư giãn làm đẹp, trải nghiệm và mua sắm những sản phẩm trang sức cao cấp với công nghệ thực tế ảo tăng cường.
Công ty TNHH Cỏ May Sa Đéc (gọi tắt là Công ty Cỏ May Sa Đéc) thuộc chuỗi các công ty của Tập đoàn Cỏ May, do cố doanh nhân Phạm Văn Bên sáng lập và gầy dựng năm 1981. Sau khi doanh nhân Phạm Văn Bên qua đời, Cỏ May Sa Đéc được doanh nhân Phạm Minh Thiện (con trai út của ông) tiếp quản và phát triển ngày càng lớn mạnh.Công ty Cỏ May Sa Đéc hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, xuất khẩu và liên kết cung cấp con giống - nuôi trồng thủy sản, kinh doanh thực phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, bất động sản… Dù hoạt động trên lĩnh vực nào, công ty luôn quán triệt khẩu hiệu "Cỏ May - chất lượng thay lời nói" để cam kết mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm đạt chất lượng bằng chính sự trân trọng và trách nhiệm của mình đối với khách hàng và xã hội.Trong đó, lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản cá da trơn và cá có vảy (cá lóc, cá rô, cá điêu hồng…) của công ty được xem là chủ lực. Dòng thức ăn thủy sản Cỏ May Sa Đéc được đông đảo người chăn nuôi thủy sản công nhận, an tâm khi sử dụng. Vì vậy, công ty đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng thiết bị, máy móc hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.Ông Bùi Minh Hiếu, Phó giám đốc Công ty Cỏ May Sa Đéc cho biết, trước đây, dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản của công ty chỉ đạt 6.000 tấn/tháng. Đến năm 2022, nhận thấy nhu cầu phát triển thị trường còn khá lớn, công ty đầu tư hơn 2 triệu USD nâng cấp dây chuyền sản xuất lên 10.000 tấn thức ăn/tháng. Nhờ có thị trường, thương hiệu uy tín và sản phẩm đảm bảo chất lượng nên công ty an tâm về đầu ra sản phẩm."Đến nay, qua thời gian nỗ lực phục hồi sau dịch Covid-19, Công ty Cỏ May Sa Đéc đạt năng suất sản phẩm hơn 100%. Đó là tiền đề để chúng tôi tiếp tục phát triển hơn trong thời gian tới", ông Hiếu cho biết.Theo lãnh đạo Công ty Cỏ May Sa Đéc, đơn vị luôn kế thừa, gìn giữ giá trị và nét văn hóa của cố doanh nhân Phạm Văn Bên. Trong đó, luôn giữ gìn và trân trọng sự đóng góp của người lao động vào sự phát triển của công ty. Cụ thể là người lao động làm việc tại công ty được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm theo quy định, khám sức khỏe định kỳ, được công ty tổ chức cho đi du lịch hằng năm và nhận chế độ thưởng khá cao khi đạt sản lượng.Đặc biệt, con em người lao động của công ty được hỗ trợ học phí hằng năm từ lúc vào học mẫu giáo cho đến tốt nghiệp đại học, mức hỗ trợ từ 400.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/năm/em (tùy cấp học). Mỗi năm, công ty đều xem xét hỗ trợ cất từ 4 đến 6 căn nhà cho người lao động của công ty gặp khó khăn về nhà ở (mỗi căn hỗ trợ 40 triệu đồng). Nhờ vậy, đa số lao động đều gắn bó lâu dài với Công ty Cỏ May Sa Đéc.Anh Ngô Lê Quốc Tuấn, Quản đốc nhà máy Công ty Cỏ May Sa Đéc, cho biết: "Tôi gắn bó với Cỏ May từ năm 2006 đến nay. Công ty luôn chăm lo, hỗ trợ đời sống và luôn tạo môi trường tốt cho anh em công nhân viên phát triển. Không chỉ riêng tôi mà các anh em khác đều rất an tâm làm việc với công ty".Tương tự, anh Lê Nhi Tri, ca trưởng ca sản xuất Công ty Cỏ May Sa Đéc chia sẻ: "Đến nay, tôi đã gắn bó với công ty 17 năm. Thật sự, Cỏ May như một gia đình nên mọi người đều muốn làm việc và cống hiến cho công ty".Ngoài chăm lo cho người lao động, Công ty Cỏ May Sa Đéc còn đóng góp, hỗ trợ kinh phí cho nhiều chương trình an sinh - xã hội ở nhiều nơi. Điển hình, hằng tháng, công ty chi khoảng 2 tỉ đồng đài thọ toàn bộ chi phí hoạt động của khu ký túc xá Cỏ May 4 tầng, do Tập đoàn Cỏ May đầu tư xây tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM. Theo đó, toàn bộ 380 sinh viên nghèo, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước được xét vào ở ký túc xá Cỏ May sẽ được Công ty Cỏ May Sa Đéc lo ăn ở, học tập, đào tạo kỹ năng mềm tiếng Anh, âm nhạc, thể thao… hoàn toàn miễn phí để các em có môi trường thuận lợi nhất học tập, phát triển bản thân.Ông Bùi Minh Hiếu, Phó giám đốc Công ty Cỏ May Sa Đéc cho biết, việc phát triển thời gian qua đã giúp Công ty Cỏ May Sa Đéc mạnh dạn mở rộng, phát triển sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Công ty đã đầu tư Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản tại H.Mang Thít (Vĩnh Long) với công suất tối đa khoảng 12.000 tấn sản phẩm/tháng. Nhà máy sẽ hoạt động trong năm 2025. Thời gian tới, công ty sẽ tổ chức, sắp xếp lại các khâu hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn để đạt kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn, đóng góp nhiều hơn vào các hoạt động an sinh - xã hội trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp.Công ty TNHH Cỏ May Sa ĐécĐịa chỉ trụ sở: Khu C, Khu công nghiệp Sa Đéc, P.Tân Quy Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Thưởng thức sản vật núi rừng trong phiên chợ vùng cao A Lưới
Bộ GD-ĐT cho biết, trong hai ngày (5 - 6.3), cơ quan này đã kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm tại Hải Phòng và Bắc Giang. Để thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm, mỗi địa phương, nhà trường "mã hóa" khác nhau trong nguyên tắc chỉ đạo dễ hiểu, dễ nhớ. Ví dụ, Bắc Giang thì yêu cầu các trường cam kết "2K-2T", còn trường học ở Hải Phòng nêu tinh thần "4K"…Tại buổi làm việc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang Bạch Đăng Khoa cho biết, để thực hiện Thông tư 29, sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và kinh phí hiện có để xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, đảm bảo khoa học, phù hợp, đúng quy định, nhất là đối tượng học sinh cuối cấp.Các nhà trường rà soát lại phân công chuyên môn, tận dụng số giờ của giáo viên chưa bố trí đủ định mức lao động để phân công dạy thêm cho học sinh cuối cấp. Bố trí kinh phí chi cho dạy thêm, học thêm trong nhà trường từ nguồn kinh phí đã cấp cho các đơn vị năm 2025.Khuyến khích giáo viên trong nhà trường dạy củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh nhằm đảm bảo ngưỡng đầu ra của mỗi môn học và cam kết thực hiện tốt giải pháp 2K-2T (2K là không thu tiền của học sinh, không sử dụng ngân sách nhà nước; 2T là tự nguyện dạy của giáo viên, tự nguyện học của học sinh).Tại dự thảo quyết định quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Sở GD-ĐT đã tham mưu UBND tỉnh về việc quy định công tác báo cáo của các cơ sở dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường khi các cơ sở này đi vào hoạt động. Sở Tài chính có nhiệm vụ hướng dẫn cụ thể việc đăng kí kinh doanh của các cơ sở này theo quy định của pháp luật.Tại Hải Phòng, Sở GD-ĐT cho biết đã thành lập 3 đoàn kiểm tra và cũng thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại dùng cho việc tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản ánh về dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố.Sở GD-ĐT cũng phối hợp với Sở Tài chính Hải Phòng nghiên cứu và đề xuất với UBND thành phố hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là những học sinh còn gặp khó khăn trong học tập, học sinh có sức khỏe yếu, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.Ông Nguyễn Minh Quý, Hiệu trưởng Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Hải Phòng) chia sẻ về tinh thần "4K" của nhà trường khi triển khai Thông tư 29. Đó là: "Không để học sinh hoang mang; không để học sinh ngắt quãng việc học; không để mất kết nối giữa học sinh với giáo viên, nhà trường; không được làm mất hình ảnh, tư cách của người thầy".Cùng đó, ông Quý cũng nêu những giải pháp mà nhà trường đang thực hiện để tạo nên những thói quen mới, thói quen không dạy thêm, học thêm, thói quen tự học. Theo đó, nhà trường đã bố trí lại việc giảng dạy đối với các khối lớp, tập trung xây dựng phong trào tự học, ban hành hướng dẫn tự học, các thầy cô không sa đà vào kiến thức mà nâng cao khả năng tư duy, tổng hợp của học sinh.Nhờ vậy, hiện đã có 32/42 lớp hình thành lớp tự học, sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường tự học, học nhóm. Học sinh học trên app của nhà trường, giáo viên giao bài, giám sát. Từ tháng 3, trường đã bổ sung 15 hoạt động để học sinh đến trường không đơn độc, buổi chiều học sinh vẫn đến trường tham gia hoạt động.Cho rằng Thông tư 29 nếu thực hiện tốt sẽ bảo vệ hình ảnh người thầy nhưng ông Quý cũng mong muốn các chế độ, chính sách cho nhà giáo cần được cải thiện để thầy cô có thể sống khoẻ, sống hạnh phúc với nghề.Phát biểu tại buổi làm việc với các sở GD-ĐT, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng với việc Bộ Chính trị quyết định miễn học phí cho học sinh từ mầm non tới THPT, thì dạy thêm, học thêm trong nhà trường không thu tiền là đúng. "Không thể nói giáo viên giảm thu nhập vì không được dạy thêm, cần nhìn nhiều ngành nghề khác, nhìn giáo viên mầm non, giáo viên những môn học không dạy thêm", ông Thưởng nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, thực hiện tốt Thông tư 29 sẽ sớm hình thành năng lực tự học, tự chủ, tự lập cho học sinh ngay từ phổ thông, vùng an toàn của học sinh được mở rộng hơn ngoài nhà trường. Tự học, ông Thưởng nhìn nhận, không có nghĩa là một mình. Đối với học sinh phổ thông, giáo viên là người kiến tạo, chỉ huy, định hướng chứ không chỉ truyền thụ kiến thức.